Ngày nay, mạng Internet đã được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới và nó gần như trở thành một phần không thể thiếu được đối với cuộc sống con người. Hai giao thức trên mạng Internet được dùng phổ biến hiện nay đó là IPv4 và IPv6. Vậy Ipv4 và Ipv6 là gì, so sánh 2 giao thức khác nhau như thế nào thì hôm nay hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu ngay nhé!
IPv4 và IPv6 là dạng IP như thế nào?
IPv4 và IPv6 là những phiên bản của giao thức trên mạng Internet. Trong đó, IPv4 là phiên bản đời cũ hơn mang độ dài của địa chỉ 32 bit và hình thành ra 4.29 x 10^9 địa chỉ mạng. Còn IPv6 là phiên bản phát triển nâng cao hơn của IPv4 sau này, nó có độ dài địa chỉ vào khoảng 128 bit cũng như tạo ra được 3,4 x 10^38 địa chỉ mạng.
Đôi nét về IPv4
IPv4 được gọi với tên đầy đủ là Internet Protocol version 4, nó là một phương thức phổ biến trong việc truyền tải dữ liệu. IPv4 được hình thành phát triển như một dạng giao thức kết nối không hướng để sử dụng cho những mạng chuyển mạch gói hay còn gọi là network packet switching như Ethernet chẳng hạn. Nó mang chức năng cung cấp kết nối logic giữa những thiết bị mạng với nhau, bao gồm cả việc mang đến sự nhận dạng cho những thiết bị.
IPv4 được xây dựng theo mô hình best-effort, bảo đảm việc tránh phân phối trùng lặp hoặc không phân phối. IPv4 cực kỳ linh hoạt, cấu hình có thể thủ công hoặc tự động tùy vào từng loại mạng với nhiều thiết bị khác nhau.
>>>Xem thêm: Máy Chủ Proxy Server Là Gì? Công dụng của máy chủ Proxy là gì?
Đôi nét về IPv6
IPv6 được gọi với tên đầy đủ là Internet Protocol version 6, nó là giao thức mạng thế hệ 6 dùng cho việc truyền thông dữ liệu. IPv6 là phiên bản mới của giao thức liên mạng với mục đích nâng cấp phát triển từ phiên bản IPv4 trước đó, hiện nay nó đang truyền dẫn gần hết cho các lưu lượng truy cập Internet bị hết địa chỉ.
IPv6 đã khắc phục được các lỗ hổng từ kỹ thuật của phiên bản IPv4 trước đó. Nhờ việc cung cấp địa chỉ 16 byte (128 bit) nên nó đã làm cho số lượng địa chỉ đạt đến khoảng 340 triệu tỷ.
Từ đó có thể thấy rõ rằng, IPv6 cung cấp số lượng địa chỉ IP lớn hơn rất nhiều so dạng IPv4 vì được tạo bởi 16 byte. Đây có lẽ là nguyên nhân chính để các mạng Internet bắt đầu phải dùng IPv6 thay thế. Dẫu vậy, để thực hiện việc đó vẫn chưa bao giờ là dễ dàng.
Vì các nhà triển khai mạng vốn đã quen với loại IPv4 và cũng chưa có nhiều nhu cầu cần sử dụng nhiều đến loại IPv6. Nhiều người tin rằng IPv4 hiện tại vẫn đủ tốt cho tương lai gần, nhưng rõ ràng việc dùng IPv4 chỉ ngày càng làm cho số lượng của nó bị giảm đi mà thôi.
Ví dụ đơn giản về một khả năng vượt trội mà IPv6 mang lại so với IPv4 đó là việc nó không cần chia sẻ IP mà nhận địa chỉ riêng biệt cho những thiết bị. Nếu dùng IPv4 thì một nhóm những thiết bị máy tính muốn dùng chung một IP công cộng phải cần dùng đến NAT.
Sau cùng là vấn đề về truy cập trực tiếp, bạn phải thiết lập những cấu hình phức tạp gồm thay đổi tường lửa, chuyển tiếp,… Với IPv6, nó sẽ mang đến nhiều địa chỉ hơn để sử dụng. Vì thế mà những máy tính dùng IPv6 truy cập được công khai trong khi không cần dùng đến cấu hình bổ sung giúp cho nó tiết kiệm được tài nguyên.
IPv4 khác gì so với IPv6?
Sau đây là một vài so sánh về 2 giao thức IPv4 và IPv6 mà bạn có thể tham khảo và chọn lựa:
– Đầu tiên là về khả năng tương thích thiết bị: Nếu như IPv4 địa chỉ sử dụng ký hiệu dấu thập phân, không phù hợp với mạng di động thì IPv6 có địa chỉ được phân tách bằng dấu hai chấm – thập lục phân, giúp cho nó tương thích tốt hơn với các mạng di động.
– Về khả năng ánh xạ: Nếu như IPv4 có Address Resolution Protocol dùng để ánh xạ đến các địa chỉ MAC thì IPv6 có Neighbor Discovery Protocol dùng để ánh xạ đến địa chỉ MAC.
– Về tính di động và khả năng tương tác: Nếu như IPv4 có những cấu trúc liên kết mạng tương đối hạn chế, vì vậy nó làm giảm tính di động và khả năng tương tác thì IPv6 cung cấp tính di động và khả năng tương tác được nhúng trong các thiết bị mạng.
– Address Mask: IPv4 có dùng cho mạng được chỉ định từ phần máy chủ còn IPv6 không được sử dụng.
– Address Features: IPv4 có Network Address Translation được sử dụng, cho phép NAT một địa chỉ đại diện cho hàng ngàn địa chỉ non-routable còn IPv6 có Direct Addressing là khả thi vì không gian địa chỉ rộng lớn.
– Cấu hình mạng: IPv4 được cấu hình thủ công hoặc với DHCP trong khi IPv6 được trang bị cấu hình tự động.
– Về tính bảo mật: IPv4 bảo mật chủ yếu dựa vào tầng ứng dụng IPv6 có giao thức Bảo mật riêng được gọi là IPSec.
>>> Xem thêm: Proxy Share và Proxy Private là gì? Mua Proxy Private ở đâu uy tín nhất?
Thông qua bài viết trên chúng tôi hy vọng đã mang đến được cho bạn những thông tin bổ ích nhất về IPv6 và IPv4 cũng như sự khác biệt của chúng. Nếu như bạn còn bất cứ thắc mắc gì về vấn đề trên thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ tốt nhất
Nếu bạn có như cầu mua Proxy IPv4 hay Proxy IPv6 hãy liên hệ ngay với CloudProxy.vn để được support nhanh nhất nhé.